Danh thắng chùa Hương

Danh thắng Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hàng năm đón rất nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái. Danh thắng chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.

Nếu chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà thiếu bàn tay con người điểm trang, tô chuốt thêm thì cảnh đẹp ấy chưa hẳn đã hoàn mỹ. Tìm ra động Hương Tích, Tiên Sơn, Tuyết Sơn, Hinh Bồng, hang Sũng Sàm…là công lao của người dân Hương Sơn và nhiều vị thiền sư. Dựng nên thảo am Thiên Trù là do ba vị hòa thượng thời Lê, thế kỷ XV. Nhưng mãi đến thời Lê Trung hưng, thế kỷ thứ XVII. Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể kiến trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo, chiếm khoảng không gian rộng lớn bao gồm núi đồi, hang động, khe suối và rừng cây… nói “Chùa Hương – danh lam thắng cảnh tuyệt vời đất Việt” thật không quá đáng chút nào.

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947.

Năm 1988, chùa được phục dựng lại do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân. Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này “ vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. ( Ngày Phật Đản là ngày 19 tháng Hai hàng năm theo Âm lịch ). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ. Người xưa có câu “ Xuân du phương thảo địa “. Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp. Hoặc quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người. Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với cả quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành. Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội Chùa Hương về sau và cho tới bây giời, cũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến, dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui. Nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn. Xưa hội Chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 06 tháng Giêng.

Làng Yến Vỹ làm lễ khai sơn tại Đền Trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ ) thờ sơn thần là ông Hổ một tín ngưỡng thờ vật thiêng của cư dân làm nghề khai thác lâm sản, mà nay ta thường thấy dưới hạ ban trong đền, điện, phủ có thờ quan ngũ dinh. Trải qua các lớp thời gian, Đền Ngũ Nhạc từ tín ngưỡng thờ vật thiêng Đã cấy vào thờ một vị thần tướng có công đánh giặc Ân dưới cờ Đức Thánh Phù Đổng cứu nước Văn Lang thời Vua Hùng Huy Vương thứ VI. Lễ khai sơn vốn là nghi lễ của người việt cổ tạ ơn thần núi, Chúa Sơn Lâm và cầu mong trong năm mới làm ăn may mắn tránh được tai ương, tà ma thú giữ. Trong ngày lễ này, sau những nghi thức cúng lễ dân làng cử một vị bô Lão có uy tín trong làng, gia đình song toàn, nhà không có tang… Thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau Đền chặt một số cành cây, giây leo “làm phép”. Kể từ ngày hôm đó người dân mới chính thức vào rừng. Kể từ khi Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận ( 1460 – 1469 ) khai phá ra vùng đất Hương Sơn đến nay, đã trải qua 13 đời Sư tổ, để có được danh thắng Chùa Hương như ngày nay

Cảnh quan và kiến trúc

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông
Đền Trình
 Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Cái tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương. Sau khi dâng lễ ở Đền Trình, đò sẽ đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù – điểm bắt đầu của hành trình leo núi

Động Hương Tích: cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Mọi người thường nói: hễ ai đi chùa Hường mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa đi đến nơi.
Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù. Khi nhìn thấy cổng Chùa Thiên Trù, bạn hãy đi theo đường phía tay phải để tiếp tục leo núi, đi khoảng 10 phút bạn sẽ gặp Ga cáp treo Chùa Hương. Nếu muốn thử sức mình thì bạn hãy tiếp tục leo núi, còn không thì bạn dừng lại xếp hàng để mua vé đi cáp treo. Mỗi cách đi sẽ đem lại trải nghiệm và góc nhìn khác về chùa Hương. Tới động Hương Tích bạn chuẩn bị 1 mâm lễ nhỏ để dâng vào ban thờ chính phía trong cùng nếu đông quá thì đành lễ từ xa vậy, sau đó đi thăm Núi Cô, Núi Cậu, Cây Vàng, Cây Bạc, đụn gạo, đụn tiền, bầu sữa mẹ,… mất thời gian khoảng 30 – 45 phút tuỳ mật độ người trong động, nhiều khi chen chân nhích từng cm.
Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “ Chúa Rừng “ có tên hiệu là “ Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu . bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải . Mặt khác khi thờ bà đân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm .Đền ở trên thế núi cao , dưới chân núi là một thung lũng khá sâu , nhìn qua thung lũng là một võng núi . Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng

Chùa giải oan: Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái (nếu đi lên bạn bắt gặp bên tay phải thì bỏ qua để tiết kiệm thời gian nhé). Đó chính là Đền Cửa Võng.
Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát.  Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.
Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên chùa Hương, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.
Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như  sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi.


Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù. Để lên Động Tiên Sơn bạn cần leo khoảng 200m bậc thang khá cao và dốc. Nhưng lên chùa bạn sẽ được thưởng lãm cảnh đẹp, địa thế và nhiều nhũ đá rất đẹp như: bàn tay phật , ngà voi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng nhạc cụ thực thụ.
Động Hinh Bồng: Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động chính (động Hương Tích) thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc. Do vậy, số lượng người tới động cũng ít hơn nên cũng sẽ ít rác hơn so với đường lên động chính
Trên đường đến Hinh Bồng, chắc hẳn sẽ có lúc bạn thầm cảm phục những người đã mở đường đặt từng viên đá, bậc thang ở đây. Biết bao nhiêu công sức để phát rừng, mở đường, đục đá xếp bậc, làm đường đi dài hun hút, cheo leo quanh núi, rồi lại bao nhiêu công để vận chuyển gạch ngói, vôi muối để xây lên chùa dựng lên tháp, thế mới biết sức lực và khả năng của con người là vô hạn

Lễ Hội

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng  triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa.
Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều  khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình.
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò – một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội. Nếu ai chưa một lần đến Chùa Hương thì nên đến để thất cảnh đẹp hùng vĩ nơi đây.

Chùa một cột

Việt Nam có rất nhiều điểm du lịch tâm linh, trong đó chùa Một Cột là một trong những điểm du lịch tâm linh được du khách trong và ngoài nước tham quan nhiều nhất.

Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054). Năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại và được nhà sư khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Chùa Một Cột được chọn là một trong những biểu tượng của Hà Nội
Chùa Một Cột được chọn là một trong những biểu tượng của Hà Nội
Hằng năm cứ đến ngày 8/4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Tại quận Thủ Đức - TP.HCM cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Matxcova của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung Tâm Văn Hóa - Thương Mại và Khách Sạn "Hà Nội - Matxcova", là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.
 Chùa một cột còn là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Không giống như bất kỳ ngôi tháp Phật giáo, chùa Một Cột mang triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên ngoài đại diện cho âm, và các cột hình tròn đại diện cho dương. Vẻ đẹp của nó không chỉ có vẻ uy nghi cổ kính, nhưng cũng ẩn chứa phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng của cõi Phật.

Những địa danh không thể bỏ qua khi du lịch Vũng Tàu

Khi đi du lịch Du khách vẫn quen chọn Vũng Tàu để đổi gió dịp cuối tuần bởi vị trí rất gần TP. HCM. Song ngoài những bãi tắm và quán ăn ngon, Vũng Tàu còn nhiều điểm du lịch thú vị để bạn khám phá.

Thích Ca Phật Đài
Đây là một ngôi chùa nằm trên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Vẻ đẹp của ngôi chùa kết hợp rất khéo léo giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Đáng chú ý nhất là ngọn tháp Bát Giác cao 19m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen xây bên lưng chừng núi, du khách đứng từ xa có thể chiêm ngưỡng được.
Đường đi: Du khách đến Thích Ca Phật Đài theo đường Lê Lợi, rẽ về đường Trần Phú hoặc từ đường Trần Phú – bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi Dâu, tới địa phận Bến Đá là gặp Thích Ca Phật Đài.
Tượng Thích Ca Phật Đài.
Tượng Thích Ca Phật Đài. Ảnh: banchanviet
Tượng Đức Chúa dang tay
Tượng Chúa Ki-Tô hay Tượng Đức Chúa dang tay đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng. Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tượng chúa dang tay tại thành phố Rio de Janeiro ở Brasil.
Vị trí: Tượng chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu.
Tượng chúa Ki –Tô.
Tượng chúa Ki –Tô. Ảnh: dulichbanvatoi
Bạch Dinh
Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng nơi từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công.
Vị trí: Số 10 đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu.
Vẻ đẹp của Bạch Dinh.
Vẻ đẹp của Bạch Dinh nhìn từ trên cao. Ảnh: tripssaving
Khu du lịch Hồ Mây
Đây là một trong những điểm đến thú vị nên khám phá khi đến Vũng Tàu. Vừa được đi cáp treo ngắm cảnh, chơi trò chơi thoải mái lại còn được tắm hồ. Đặc biệt, nơi đây là điểm đến lý tưởng dành cho các em thiếu nhi với hàng loạt những trò chơi như như máy bay, ngựa quay, nhà liên hoàn, xe lửa, công viên nước thiếu nhi,… chắc chắn sẽ mê hoặc khiến các em thỏa chí vui chơi trong kỳ nghỉ của mình.
Ảnh: doisongphapluat.com
Ảnh: doisongphapluat.com
Khu di tích Đình Thắng Tam
Tại khu di tích này, ngoài Ngôi Tiền Hiền và Lăng Ông Nam Hải, miếu Bà Ngũ Hành còn có ngôi miếu Bà, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ, nằm chông chênh, nhô ra trước mặt biển. Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu được xem là một trong những sản phẩm du lịch tâm linh của Bà Rịa Vũng Tàu, thu hút đông đảo du khách.
Vị trí: 77A đường Hoàng Hoa Thám, P Thắng Tam, Vũng Tàu.
Ảnh: bariavungtau.com
Ảnh: bariavungtau.com
Niết Bàn Tịnh Xá
Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại. Chùa “Niết Bàn Tịnh Xá” còn gọi là chùa “Phật Nằm” được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát
Đây là ngôi chùa nhỏ nổi bật với pho tượng phật Bà Quan Âm trắng cao 16m hướng ra biển đứng trên tòa sen, tay cầm bình Cam Lộ, với khuôn mặt hiền hòa, đức độ.
Vị trí: Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trên đường vòng núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, cách bãi Dâu 500m.
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nhìn từ bên ngoài.
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nhìn từ bên ngoài. Ảnh: vietnamtourism
Linh Sơn Cổ Tự
Tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Trong chánh điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá thếp vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật.
Vị trí: 61 Hoàng Hoa Thám, Vũng Tàu.
Hải Đăng Vũng Tàu
Đến đây, sau khi men theo đường hầm được xây kiên cố trong ngôi nhà hai tầng vốn là nơi cư trú và sinh hoạt của những người gác hải đăng bạn sẽ lên đến đỉnh tháp. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả thành phố Vũng Tàu ẩn hiện trong sương, các bãi tắm hình lưỡi liềm, núi Minh Đạm xanh ngát. Hay nhìn xuống ngay bên dưới, cả rừng hoa sứ rực sáng làm nổi bật nét kiên cố, vững chãi của toàn bộ cụm tháp.
Vị trí: Nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu.
Hải Đăng Vũng Tàu.
Hải Đăng Vũng Tàu. Ảnh: banchanviet
Nhà lớn (Đền Ông Trần)
Nhà lớn Long Sơn hay Đền Ông Trần là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quí tọa lạc tại thôn 5, với tổng diện tích khoảng 2 ha, chia thành ba khu: đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần.
Vị trí: Dưới chân núi Dứa, thôn 5, xã Long Sơn, Vũng Tàu.
Bảo tàng vũ khí cổ
Bảo tàng vũ khí cổ (Worldwide Arms Museum) do ông Robert Tay- lor (quốc tịch Anh) và vợ Nguyễn Thị Bông sáng lập. Theo đánh giá của du khách, đây là một trong những bảo tàng đáng xem nhất ở Việt Nam. Mở cửa khai trương từ đầu năm 2012, bảo tàng trưng bày 500 hình nộm kích thước bằng người thật, khoác trên mình những bộ quân phục tuyệt đẹp, đại diện cho hình ảnh chiến binh từ khắp nơi trên thế giới trong nhiều thời kỳ; hơn 1.200 cây súng, 1.000 cây gươm cổ với lịch sử và cả những câu chuyện thú vị khác đi kèm.
Vị trí: Số 98 Trần Hưng Đạo, thành phố Vũng Tàu.
Bảo tàng vũ khí cổ.
Bảo tàng vũ khí cổ. Ảnh: wikimapia.org
Hòn Bà
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xoá rất lên thơ, nằm phía ngoài biển theo đường hạ Long vòng Núi nhỏ, Từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200m. Năm 1881 ông Hồ Quang Minh gốc miền Trung đã bỏ kinh phí ra xây dựng một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà.
Khi thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lối đá chập trùng để ra đảo. Ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này.
Khi thủy triều xuống, du khách có thể đi bộ ra Hòn Bà.
Khi thủy triều xuống, du khách có thể đi bộ ra Hòn Bà. Ảnh: panoramio
Nhà Úp Ngược
Mô hình Nhà Úp Ngược Vũng Tàu là một tòa nhà cao 3 tầng, gồm 2 khu vực tham quan và quán cà phê. Khu vực tham quan có 7 phòng chụp, mỗi phòng có khoảng 4 góc chụp ảnh khác nhau, các căn phòng đều được trang trí với màu sắc và nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.
Ảnh: FB Nhà Úp Ngược
Ảnh: FB Nhà Úp Ngược
Không chỉ thú vị ở ngoại thất mà khi bước vào bên trong, bạn còn bất ngờ hơn với tất cả đồ nội thất trong nhà đều đảo ngược. Cụ thể bạn sẽ bước đi trên mái nhà thay vì sàn nhà và đồ nội thất sẽ lửng lơ ở phía trên. Sự đảo lộn đã khiến khiến du khách tham quan có cảm giác như mình lạc vào một trạm du hành vũ trụ hay đi trên đường cao tốc. Bởi vậy bất cứ ai vào đây đều muốn ghi lại những bức ảnh thú vị của mình.
Giá vé tham quan: 40.000 đồng/người
Giờ mở cửa: Từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối
Địa chỉ: Số 66 Cô Giang, phường 4, thành phố Vũng Tàu

Một số lễ hội lớn của du lịch Vũng Tàu

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân địa phương đều tổ chức những Lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong tục, tín ngưỡng của cư dân vùng biển, thu hút hàng chục ngàn lượt khách thập phương đến tham gia. Dưới đây là một số Lễ hội nổi tiếng ở Vũng Tàu mà bạn cần ghi nhớ khi có dịp ghé phố biển xinh đẹp này.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Ngày 20/08 Âm Lịch hàng năm, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được tổ chức tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Từ lâu, Lễ giỗ Đức thánh Trần không còn bó hẹp trong cộng đồng địa phương mà đã trở thành lễ hội thu hút nhiều người từ các địa phương trong cả nước.
Thông qua các lọai hình họat động của lễ hội, còn là cách để giáo dục các thế hệ nối tiếp nhau về lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Vào dịp lễ hội, hàng vạn lượt khách thập phương và người dân địa phương cùng tham dự lễ khai mạc và lễ dâng hương.
Lễ hội Dinh Cô
Dinh Cô là khu đền có kiến trúc hoành tráng, với những nét kiến trúc truyền thống, nằm bên bờ biển Long Hải của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lễ hội Dinh Cô (10 – 12/2 Âm lịch hàng năm) mang đậm màu sắc dân gian, mỗi lần mở hội đã thu hút hàng vạn du khách đến tham dự và thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.
Lễ hội Dinh Cô Vũng Tàu.
Lễ hội Dinh Cô Vũng Tàu. Ảnh: dulichtructuyen
Lễ hội nghinh Ông
Hàng năm lễ Nghinh Ông được tổ chức tại lăng Cá Ông ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16 – 18 tháng 8 âm lịch. Đây là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân Vũng Tàu. Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu đã được Bộ VH-TT-DL và Tổng cục Du lịch chọn là 1 trong 15 lễ hội lớn của cả nước từ năm 2000.
Lễ hội Đình Thần Thắng Tam
Hàng năm lễ hội được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 17-20 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội cầu an, nhân thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu, người có tang không được tham gia vào việc nghi thức tế lễ. Phần hội có nhiều trò vui chơi giải trí như múa lân, hát bội.
Lễ hội Đình Thần Thắng Tam.
Lễ hội Đình Thần Thắng Tam. Ảnh : ST
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được tổ chức hàng năm vào các ngày 16, 17, 18/10 Âm lịch tại Miếu Bà Ngũ Hành, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội được tổ chức long trọng với những nghi thức tế lễ trang nghiêm cùng các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới dâng hương cúng vái.
Nếu bạn có thời gian và muốn trải nghiệm không khí , cảnh vật biển tuyệt đẹp của Vũng Tàu, hãy làm một chuyến du lịch phượt đi Vũng Tàu để cảm nhận.

Du lịch Vũng Tàu

Du lịch Vũng Tàu là một địa điểm cuối tuần lý tưởng của dân Sài Gòn. Bạn có thể thuê xe du lịch đi trong ngày hoặc 2 ngày (đi thêm các khu vực lân cận). Đa số mọi người về tầu để thư giãn, tắm biển, ăn Hải Sản (một điểm du lịch Biển gần giống như Hà Nội với Đồ Sơn vậy).

Đi Vũng Tàu như thế nào

Thông thường các bạn sẽ đi từ Sài Gòn, và có hai cách lựa chọn đi từ Sài Gòn.
Đi tàu cánh ngầm: bạn sẽ thong thả nghỉ ngơi lượn lờ trên sông Sài Gòn và biển Cần Giờ, đi nhanh hơn đường bộ, giá cao và không thuận tiện cho chụp ảnh, vì tàu không dừng lại. Xuất phát từ bến Bạch Đằng đi Vũng Tàu chỉ mất 1h20-1h45 phút thôi. Bạn có thể gửi xe gắn máy tại bến tàu với giá 15.000đồng/ngày. Thường cuối tuần hay lễ tết thì không thể ra bến tàu là có vé đi liền, bạn nên mua sớm hơn một ngày hoặc nhờ người quen mua giúp để tránh tình trạng ra đến bến tàu lỉnh kỉnh vali túi xách lại không mua được vé hoặc phải đợi vài tiếng mới có chuyến tiếp theo.
Phương tiện thứ 2 là xe đò. Có hai bến xe chính, một là ra bến xe Miền đông (5 phút có một chuyến), hai là bến xe Hoa Mai, Thiên Phú ở đường Nguyễn Thái Bình quận 1. Đi lại ở Vũng Tàu thì nên đi taxi vì Vũng Tàu cũng nhỏ, đi lại cũng không tốn bao nhiêu, nhưng nên tìm và lưu số điện thoại của những hãng lớn như Mai Linh hay taxi dầu khí rồi gọi điện kêu xe, không nên bắt taxi lạ ở bến tàu bến xe, dễ bị taxi nâng giá. Thời gian đi là khoảng 3h-3h30′.

Khách sạn ở Vũng Tàu

Media Coast (Điều dưỡng Vũng Tàu), The Imperial, Mỹ Lệ, Sơn Thịnh, Sammy Hotel nếu bạn có điều kiện về tài chính, khoảng từ 400k -1triệu/night, riêng Ks Sơn Thịnh thì không cho đặt phòng trước nhưng được cái là giá ổn định quanh năm, còn có buffet sáng đàng hoàng, phòng tính 24h chứ không như các ks khác 12h trưa phải check out.
Ngoài ra những ks uy tín 3, 4 sao như DicStar, Palace giá khoảng 80$/ngày. Còn kinh tế eo hẹp thì đến khu bình dân ở đường Phan Văn Trị phía Bãi Sau đường Thùy Vân, giá từ 200k – 400k nhưng lễ tết thì gấp đôi hoặc gấp 3.
Muốn rẻ thì vào trong phía sau 1 tí hoặc trong hẻm, rẻ hơn mặt tiền nhiều. Như khu Đường Hoàng Hoa Thám, hoặc khu phía sau Khách Sạn Victory. Nên liên hệ đặt phòng sớm nếu đi vào mùa Nghỉ Lễ. Cứ gọi điện trước hỏi giá thì tốt hơn. Một số khách sạn nên tham khảo.
  • Muốn tìm guesthouse rẻ thì phải vào sâu hơn 1 chút, có một số guesthouse với giá 150-200k (không nâng giá cuối tuần, giá tham khảo 1/2012) Hotel Hoàng Kim Hy 209/54 Bình Giã P8 tel 064.3582287, 0979793712 nhớ gọi trước cho chắc.
  • Nghinh Phong 064.852478
  • Nhà nghỉ Bảo Việt ( núp bóng là cái bảng bảo hiểm Bảo Việt ) : 064 3525589
  • Khách sạn Đồi Dừa (view đẹp lắm nha, phòng 2 sao nhưng giá cực bình dân ) : 064 3852646
  • Ks Điện Lực ( nhìn hơi xí 1 tí nhưng phòng cũng ổn ) : 064 3544544
  • Hệ thống Sơn Thịnh 064.523492 (có 4 cái Khách sạn ở 4 nơi khác nhau)
  • Nhà nghỉ 126 Hoàng Hoa Thám. Phòng ốc sáng sủa, khang trang, có wifi, máy lạnh, giá cả cũng vừa phải.

  • Khu biệt thự ở Vũng Tàu

Có 03 căn, mỗi căn có 5 phòng, dưới trệt có 2 phòng đôi, lầu 1 có 3 phòng 3 người, có ban công. Đây từng là nơi đón tiếp Ông Đỗ Mười cùng một số quan chức cấp cao khác đến dừng chân và nghĩ dưỡng tại Long Hải với đầy đủ các dịch vụ từ ăn ở đến spa, mát xa. Nhưng hiện tại, khách sạn đã xuống cấp và cũ do các Bác ít quan tâm sửa chữa và tái đầu tư.
  • Liên hệ: 064. 38 68 976; 38 68 010 – Ms. Thường, Ms. Nga
  • Phòng đôi: 380k/phòng (được giảm giá còn 300k, giá tham khảo 12/2012)
  • Phòng đơn: (Không phục vụ)
  • Thiết bị trong phòng: Tủ lạnh mini không thức uống, TV slim + cáp quang, máy nước nóng, bồn tắm, ra giường và gối trắng, mền nỉ đỏ sậm…
  • Tại đây, không nhận đặt nấu ăn dưới 20 người, không cho thuê hay mượn chén dĩa để nấu ăn vì để phục vụ khu nhà ăn, phải thuê một bên thứ 3, vì tại khách sạn chỉ có 2 Chị tiếp tân
  • Nhìn chung, KS Long Hải có dịch vụ tương đối tốt, thái độ phục vụ nhã nhặn, nhẹ nhàng, vui vẻ và dễ thương.

Chơi gì ở Vũng Tầu

Còn muốn khám phá, hoang sơ thì ra Chí Linh, Thủy Tiên là nhưng bãi của người địa phương thôi với giá bèo hơn nhiều nhưng thay đổi theo mùa.
Đi lại ở Vũng Tàu chủ yếu là đi taxi, xích lô, xe điện (đi dạo bãi trước bãi sau). Taxi không bắt chẹt du khách. Thắng cảnh thì chủ yêú là đi chùa chiền, tượng Chúa Giesu, hoặc là tắm biển, hoặc là đi cáp treo vào buổi tối.
Ở VT có một số trò chơi cũng hấp dẫn. Như: Lái canô (500K/1 giờ), 30 phút là chán gùi … hì hì… Nhảy dù (350K/1 lượt), Xem Đua chó (thứ 7 và chủ nhật mới có).

Thuê xe máy thì 100K/ 1 ngày (Wave, Dream). Hỏi người ta chỉ cho chỗ nào gần nhất. Ở khu bến tàu cũng nhiều chỗ cho thuê xe máy đó!
  • Thiền viện trúc lâm Chân Nguyên
  • Tượng Chúa Giang Tay (phải trèo bộ lên)
  • Ngọn Hải Đăng (bạn có thể đi TAXI hoặc xe máy lên tới tận nơi)
  • Đi lên núi lớn (đi TAXI hoặc thuê xe máy lên)
  • Ngoài ra bạn hãy đi dọc đường Trần Phú sẽ nhìn thấy một số chùa triền để bạn thưởng ngoạn.
Bạn ở Vũng Tàu khoảng 3 ngày rồi dành ra 2 ngày đi Long Hải (nơi đây là khu du lịch mới rất nhiều cái bạn có thể khám phá: Còn khà nguyên sơ với bãi biển đẹpn khu căn cứ Minh Đạm và có cả du lịch sinh thái ở đây: như Chùa khỉ chằng hạn), đi suối nước nóng Bình Châu, thắng cảnh Bàu Sen: vẫn thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu: cách khoảng 40-60km (có thể thuê xe máy đi lên cũng được).

Ăn hải sản ở Long Sơn

Nếu có thời gian, mọi người có thể ghé vào Long Sơn (trên đường đi từ Sài Gòn đi Vũng Tàu): đến đây bạn tha hồ lựa chọn các nhà hàng bè nổi ở Long Sơn, thưởng thức hải sản tươi sống, ngồi ăn ngay trên bè gỗ, sóng nước dập dền, gió mát rười rượi. Ở đây có nhiều võng và phòng nghỉ. Các nhà hàng ở Long Sơn như : Lâm Sung, Cây Dừa.. nằm ngay trên đường vào xã đó. Nhớ ăn các món hàu nhé.

Quán ngon ở Vũng Tầu

Lựa chọn hàng đầu cho Hải Sản là THÀNH PHÁT 334 Trần Phú khu Sao Mai, bạn sẽ được ăn đồ tươi và khá rẻ. Muốn ăn ở chỗ gần bãi sau thì Tuyết Vân hoặc Hồng Vân ở đường Hoàng Hoa Thám cũng được.
Ngoài ra bạn cũng có thể ăn Hải Sản nổi tiếng ngon, sạch sẽ là nhà hàng Gành Hào (tất nhiên giá cũng hơi cao) hoặc một số quán như Lệ Dung, bảy giai. Vào những quán này giá cả rõ ràng, không bị chặt chém. Nhất quyết không nên vào những quán dọc bờ biển hoặc nhờ xe ôm chỉ dẫn, dễ bị chặt chém. Buổi tối có thể đi dạo dọc biển bãi trước uống cafe…
Một số địa chỉ quán ăn ngon và chất lượng
  • Cơm tấm ma Hướng Dương: 140 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần chợ Vũng Tàu) Quán có nhiều món nă cho bạn lựa chọn, giá cả hợp lý và khá sạch sẽ
  • Cơm niêu rau tập ràng: 83-85 Nguyễn Thái học. Quán cơm khá thoáng mát, sạch sẽ, có nhiều món ăn dân tộc cho bạn thưởng thức. Mình thích ăn món canh nghêu ở đây, ngoài ra còn nhiều món hấp dẫn khác.
  • Buổi chiều bạn có thể ghé đường Bà Huyện Thanh Quan, bán từ khoảng 15g chiều, khu đó rất nhiều đồ ăn vặt như canh bún, phá lấu, bột chiên…
  • Nếu buổi tối bạn thích ăn hải sản thì có quán Cô Nên, quán mới dời lên ngay gần Cáp Treo Vũng Tàu, có 2 món: Bạch tuộc nướng và mực sữa chiên nước mắm (85k/dĩa). Hay hải sản ở quán Thành Phát_ 334 Trần Phú
  • Còn nếu bạn thích ăn lẩu cá đuối thì địa chỉ là 40 Trương Công Định
    Ăn tối xong bạn lang thang vòng biển, ăn kem Alibaba (cáp treo Vũng Tàu), hay qua đường Đồ Chiểu cũng có rất nhiều quán ăn vặt, nhớ uống sinh tố bơ của quán Sinh Tố Bà già nhe, ngon tuyệt
Tuyệt đối không vào các quán trên khu vực đường Hoàng Hoa Thám nếu như bạn không phải thổ địa. Nếu ăn Hải sản thì ra Gành Hào là tốt nhất, giá niêm yết có khung cảnh biển, rộng rãi. Bạn nên bắt taxi rồi nói địa danh, tài xế sẽ chở bạn đến nơi, tuyệt đối không đi theo mấy người chạy Honda phát tờ rơi quảng cáo quán ăn nếu bạn không muốn bị chém đẹp.
Buổi tối có thể đi ăn ốc, các quán ốc trên đường Nguyễn Thái Học, hoặc một quán ốc rất ngon là Ốc Nốc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa…..

AD (728x60)